18/07/2025
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG KỸ THUẬT NUÔI ONG NỘI TẠI XÃ BÌNH LƯƠNG HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
Điều kiện khí hậu nhiệt đới
của huyện Như Xuân rất thuận
lợi cho hệ sinh thái thực vật và sự phát triển của ngành chăn nuôi ong lấy mật.
Cây cho nguồn mật chính là
cây keo, nhãn, vãi, cây cao su; đặc
biệt là cây rừng tự nhiên thuộc Vườn
Quốc Gia Bên En .... là một trong những điều kiện lý tưởng và là nguồn
mật rất lớn để có thể phát triển đàn ong mật với số lượng lớn và chất lượng mật
cao.
Với mục tiêu hỗ trợ nhân dân các thôn vùng đệm Vườn Quốc gia Bến En, trong những năm gần đây anh Trần Văn Nghĩa –
Kiểm lâm viên Trạm Kiểm lâm Đức Lương thuộc Hạt Kiểm lâm Bến En đã mạnh dạn
đăng ký mô hình nuôi ong nội và đầu tư hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn nhân dân tại
2 thôn Làng Mài và Hợp Thành xã Bình Lương xây dựng mô hình nuôi ong nội với
quy mô lên đến hơn 400 đàn; người
nuôi ong đã nhận thấy nghề nuôi ong mật không những mang lại hiệu quả kinh tế
cao mà còn là nghề góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, có nghề nuôi ong mật, các hộ nông dân càng quan tâm tới sự phát triển vườn
cây ăn quả cũng như bảo vệ rừng, chăm sóc đẩy mạnh diện tích trồng rừng, để bổ sung nguồn thức ăn tự
nhiên cho đàn ong.


(Hình ảnh: Người dân tự
phát triển đàn ong dưới tán rừng trồng)
Cũng từ mô hình này UBND xã Bình Lương đã mạnh dạn xây dựng sản phẩm mật
ong nội thành sản phẩm OCOP trên địa bàn, đồng thời thành lập 01 hợp tác xã
nông nghiệp dịch vụ để phát triển và bán sản phẩm ra thị trường.


Từ việc hướng dẫn cho nhân dân với 11 kỹ thuật, phương pháp và kinh
nghiệm nuôi ong nội như: Cách đóng thùng nuôi ong, lựa chọn đàn ong giống,
kỹ thuật chăm sóc, chọn điểm đặt ong, chia đàn tự nhiên, sâu bệnh và kẻ thù hại ong, phương pháp nhập đàn ong, cầu
ong, nhập ong thợ từ đàn này sang đàn khác, tạo
chúa, phương pháp chia đàn ong, phương
pháp chống nóng, chống rét cho ong, thu hoạch mật ong,
đến nay trên địa bàn 2 thôn Làng Mài và Hợp Thành người dân nuôi
ong cơ bản đã tiếp thu và có thể thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật trong
chăm sóc và phát triển đàn ong, mang lại nguồn thu đáng kể cho nhân dân.
Từ kết quả thực hiện mô hình
nuôi ong nội dưới tán rừng trồng và khu vực rừng tự nhiên tại xã Bình Lương
huyện Như Xuân cho thấy, nuôi ong đã và đang trở thành một ngành nghề cho giá
trị kinh tế cao và cần được tiếp tục đầu tư để phát triển, đồng thời cũng cần
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm được chế biến từ mật ong để tạo thành một
chuỗi sản phẩm đa dạng, đồng thời tạo ra được nhiều việc làm cho người dân tại
địa phương./.