Bản đồ

Hôm nay:
23
Tất cả:
169204

Chiến lược bảo tồn Vườn Quốc gia Bến En

Đăng lúc: 17:15:20 13/07/2015 (GMT+7)

​Bảo tồn nguyên vẹn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có trong Vườn là nhiệm vụ sống còn của VQG Bến En trong thời đại mới. Cùng với Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá,VQG Bến En đã xây dựng “Chiến Lược Bảo tồn giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030” nhằm mục tiêu bảo vệ toàn vẹn nguồn tài nguyên rừng hiện có trong phạm vi ranh giới được giao; bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng, những giá trị khoa học của hệ sinh thái và những cảnh quan thiên nhiên trong phạm vi Vườn quốc gia.

 
Vườn quốc gia Bến En được thành lập năm 1992, có tổng diện tích: 14.734,67ha.
 * Là khu vực có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật quý, hiếm cần được bảo tồn.
* Trước những yêu cầu mới trong công tác BTTN, Vườn quốc gia Bến En xây dựng "Định hướng chiến lược bảo tồn thiên nhiên giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhiền đến 2030"
anh 1
   
anh 7
 bản đồ
 Thuận lợi
Khó khăn
Tuyên truyền
 
    
I. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý, địa hình:
+ Cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía Tây - Nam, có tọa độ địa lý từ 19o 31' đến 19o 43' vĩ độ Bắc, từ 105o25' đến 105o38' kinh độ Đông.
+ Địa hình Vườn Quốc gia Bến En là sự kết hợp của đồi, núi, suối và hồ.
1.2. Các phân khu chức năng:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 6.273,50ha, thuộc 9 tiểu khu (614, 616, 619, 620, 625, 626, 633, 636 và 634A). Phần lớn diện tích rừng trong phân khu này thuộc trạng thái rừng: IIIA1, IIIA2 và Gỗ -Nứa.
+ Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 6.346,37ha, thuộc 11 tiểu khu (603, 610, 614, 615, 617, 620, 622, 625, 626, 634A và 634B). Phần lớn diện tích rừng trong phân khu này thuộc các trạng thái rừng: IIIA1, IIIA2 và Gỗ -Nứa, Nứa, IIA, IIB
+ Phân khu hành chính dịch vụ: Diện tích 2.000ha, thuộc 8 tiểu khu (611, 615, 617, 620, 622, 626, 634A và 634B). Phần lớn diện tích trong phân khu là hồ sông Mực và các đảo, bán đảo có trạng thái rừng IIA, IIB và IIIA1.
1.3. Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên
Thuận lợi:
          Trong vùng có lượng mưa cao, khí hậu thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng, phục hồi các hệ sinh thái, là môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật.
Khó khăn:
           - Địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho canh tác nương rẫy, sản xuất Nông nghiệp, chăn thả gia súc của người dân địa phương.
           - Dễ tiếp cận với các nguồn tài nguyên của Vườn gây khó khăn cho công tác QLBVR.
II. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1. Phân bố dân cư, điều kiện sản xuất, thu nhập
+ Có 4 dân tộc chính sinh sống trong vùng (Kinh, Mường, Thái và Thổ).
+ Phân bố dân cư giữa các xã trong vùng không đồng đều, phần lớn tập trung dọc các trục đường giao thông
+ Đời sống người dân trong vùng còn rất nhiều khó khăn, tập quán canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, năng suất thấp.
+ Thu nhập bình quân 6.500.000 đồng/người/năm.
2.2 Thuận lợi, khó khăn cho công tác bảo vệ rừng
 Thuận lợi:
          Lực lượng lao động dồi dào, có thể thu hút họ tham gia thực hiện các chương trình quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, các dự án bảo tồn và phát triển VQG.
 Khó khăn:       
          Xâm lấn, vén rừng làm nương rẫy
          Sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên của Vườn
Xâm lấn
 
HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI, ĐA DẠNG SINH HỌC
VÀ XU THẾ DIỄN THẾ SINH THÁI
I. HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI.
          Đỉnh núi cao nhất tại Vườn quốc gia Bến En là 497 m so với mực nước biển, vì vậy theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực vật thường được áp dụng trên thế giới cũng như tại Việt Nam thì thảm thực vật Bến En thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh đai thấp (UNESCO 1973; Trung 1978; Vidal 2000; Lan et al. 2006; WCMC 2004). Có 3 Hệ sinh thái chính là: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đất, hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi và hệ sinh thái ao hồ . Ngoài ra trong khu vực Vườn quốc gia Bến En còn có một số hệ sinh thái phụ khác là hệ sinh thái đất nông nghiệp và hệ sinh thái rừng trồng.
Qua điều tra nghiên cứu trên các hệ sinh thái rừng, thảm thực vật Vườn quốc gia Bến En được phân thành các kiểu sau:
1.1.  Hệ sinh thái thường xanh trên núi đất.
 
     HST Núi đất ít tác động                HST Núi đất bịtác đông mạnh
  HSTR nhiệt đới thường xanh trên núi đất ít bị tác động           HSTR nhiệt đới thường xanh trên núi đất bị tác động
 
        HST trảng cỏ tren núi đất                     HST tre nu­a                   
       HST trảng cỏ, cây bụi thường xanh trên núi đất                    HST rừng Tre, Nứa xen xen cây lá rộng
 
        HST ru­ng trong              HST NN
                           HST rừng trồng                                                                                 HST  Đất Nông nghiệp
 
1.2. Hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi
               Nuis da it TD       HST nui da bi tac dong
            HSTR nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi ít bị tác động     HSTR nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi bị tác động
 
              
cay biuj tren nui da
                                                                                    HST Trảng cây bụi trên núi đá vôi
 
 
1.3 Hệ sinh thái ao, hồ
Ngoài hệ sinh thái rừng trên núi đất, núi đá, Vườn Quốc gia Bến En còn có hệ sinh thái hồ nước ngọt, với diện tích 2.484,4ha
Ao ho 
 
He chim nuoc 
he sinh thái điển hình
 
 
II. ĐA DẠNG SINH HỌC
2.1. Hệ Thực vật
+ Theo kết điều tra cơ bản năm 2000 VQG Bến En có 1.389 loài thực vật có mạch bậc cao thuộc 6 ngành, 902 chi, 196 họ. Trong đó có 29 loài có tên trong IUCN, 2007 và 42 loài trong SĐVN, 2007. Đặc biệt có 3 loài thực vật mới của Việt Nam được phát hiện ở Bến En là:  
Đậu khấu Bến, Xâm cánh Bến En, Găng Bến En
Lim co thu  
 
 
2.2. Hệ động vật:
Theo kết quả điều tra năm 2000 VQG Bến En  có 1.005 loài trong đó có Thú: 91 loài, Chim: 261 loài, Bò sát: 54 loài, Ếch nhái: 31 loài, Cá: 68 loài và Côn trùng: 500 loài. 
Chim Cu Nhen
 Cu li 2   Ra­n ho
Một số loài thú trước đây có ở Bến En, nhưng hiện nay không còn thấy xất hiện là Voi, Hổ, Báo hoa mai, Báo gấm, Vượn đen má trắng, Bò tót, Chó sói 
 
Baos hoa mai  Cho soi Voi
  Bof tot Bao gam 
  
  
2.3. Rừng suy thoái
Hiện nay VQG Bến En có hơn gần 1.000ha rừng ở Bến En đang bị suy thoái do các tác động của con người
                          Rung Suy thoai 1    Rung suy thoai 2
                                                                                       Hiện trạng rừng đang bị suy thoái
III. MỘT SỐ DỰ BÁO XU THẾ DiỄN THẾ
 
* Ưu hợp trước đây      
+ Lim xanh - Ngát.                   
+ Lim xanh - Săng lẻ
+ Lim xanh - Lát hoa - Gội nếp
+ Trai lý - Thị rừng - Bản xe  
 
* Ưu hợp hiện tại
+ Lim xanh - Trám
+ Lim xanh - Dền đỏ - Chân chim
+ Lim xẹt - Ngát - Sòi lá tròn
+ Cà Lồ -  Thị rừng - Tu hú
+ Lim xanh - Sau sau - Chân chim
+ Nứa - Giang
 
 
3.1. Dự báo xu thế diễn thế sinh thái
 
a. Diễn thế Tiến hóa
* Diễn thế tiến hoá tự nhiên
          + Các hệ sinh thái rừng thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích 6.273,50ha.
          + Các trạng thái rừng IIIA3, IIIA2, Gỗ - Nứa thuộc phân khu phục hồi sinh thái, diện tích 1.762ha.
          + Rừng trồng: 196,7ha 
Dien the tien hoa tu nhien 
  
* Diễn thế tiến hoá có tác động:
+ Làm giàu rừng:  1.438ha.
+ Khoanh nuôi có tác động kết hợp trồng bổ sung cây bản địa: 2.850,2ha.
* Trồng rừng:  
          + Trồng rừng trên đất trống:  224ha.
          + Trồng từng cải tạo cảnh quan lòng hồ:  60ha
          + Trồng rừng sưu tập thực vật: 50ha
          + Xây dựng đồng cỏ:  64,3ha
 
  
b. Diễn thế thoái hóa.
+ Rừng từ trạng thái IV, bị chặt phá trở về trạng thái III (3,2,1)
 Rung suy thoai IIIa1
  
+ Rừng từ trạng thái IV, bị phá hủy hoàn toàn biến thành trạng thái I (a,b,c).
 Rung suy thoai 2
  
c. Đối với khu hệ động vật rừng
+ Phục hồi rừng dẫn tới phục hồi sinh cảnh sống của nhiều loài (Bộ linh trưởng)
 Cu li 2
  
+ Phục hồi khu hệ thú thông qua việc cải thiện nguồn thức ăn (Bộ móng guốc)
 Huy sao
 
Phần III
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
 THỰC HiỆN CHIẾN LƯỢC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN
I. QUAN ĐIỂM
Định hướng chiến lược bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Bến En phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của Vườn, bảo tồn và phát huy các giá trị ĐDSH và nhân văn.
II. MỤC TIÊU
Mục tiêu chung:
          Bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng, những giá trị khoa học của hệ sinh thái và những cảnh quan thiên nhiên Vườn quốc gia.
Mục cụ thể:
           + Bảo vệ toàn vẹn tài nguyên ĐDSH
           + Phát triển các loài đặc hữu, quý hiến và có giá trị kinh tế cao
           + Phục hồi hệ sinh thái đã bị suy thoái do tác động
           + Điều tra bổ sung khu hệ động, thực vật
           + Phát triển du lịch sinh thái bền vững
           + Nâng cao nhận thức của cộng đồng
           + Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân vùng đệm.
III. NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 
3.1. Chương trình bảo vệ, bảo tồn
3.1.1. Nội dung
* Về quản lý
+ Xác định ranh giới, xây dựng bản đồ quản lý 
+ Xây dựng các Trạm bảo vệ rừng, biển báo
+ Hoàn chỉnh hệ thống mốc giới
+ Xây dựng hệ thống ô định vị theo dõi diễn biến TNR
+ Xây dựng bản đồ phân bố các loài động, thực  vật quý hiếm
+ Xây dựng website, film tư liệu, tờ rơi, tuyên truyền quảng bá.  
Anh Ql2 
  
* Bảo vệ rừng
+ Tăng cường trang thiết bị
+ Xây dựng đường tuần tra BVR
+ Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
+ Xây dựng quy chế kiểm soát người ra, vào rừng
+ Ngăn chặn chăn thả gia súc vào Vườn Quốc gia
+ Xây dựng quy chế trách nhiệm đối với cán bộ quản lý tiểu khu
+ Ngăn chặn việc xâm canh, xâm cư
 Anh BV2
  
* Phòng chống cháy rừng
+ Tuyên truyền giáo dục
+ Xây dựng phương án     PCCCR vùng trọng điểm
+ Tăng cường phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng
+ Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc
 Anh PCCC
  
3.1.2. Giải pháp
 + Xây dựng chính sách chia sẽ lợi ích về tài nguyên với người dân địa phương
+ Lập dự án quy hoạch phát triển VQG giai đoạn 2011-2020
+ Đề xuất quy hoạch mở rộng Vườn, diện tích trên 20.000ha
+ Bảo vệ, hạn chế và đi đến chấm dứt tác động vào TNR:
+ Tăng cường tuần tra và ngăn ngăn chặn
+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền của 13 xã, 2 huyện và Kiểm lâm Như Thanh, Như Xuân QLBVR.
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật
* Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững:
+ Xây dựng kế hoạch quản lý tài nguyên rừng bền vững, phù hợp với thực tế trên cơ sở kinh phí có thể thực hiện được.
+ Xây dựng bản đồ phân bố, lập hồ sơ quản lý các loài quý hiếm, loài nguy cơ tuyệt chủng
 
 
3.2. Chương trình cải tạo phục hồi rừng
 
3.2.1. Nội dung
+ Khoán BVR,  KNXTTSR
+ Trồng rừng, làm giàu rừng
+ Trồng rừng tạo thức ăn động vật
+ Trồng rừng cải tạo cảnh quan
+ Ngăn chặn, tiêu diệt Mai dương
+ Xây dựng  vườn sưu tập Lan, cây thuốc
+ Xây dựng vườn thực vật
+ Xây dựng rừng giống Lim xanh
+ Nâng cấp vườn ươm
 
Rung giong
                            Rừng giống Lim xanh
  
+ Trồng rừng và chăm sóc rừng trồng
+ Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung
+ Nuôi dưỡng động vật hoang dã thả về tự nhiên
+ Quy hoạch đồng cỏ tạo nguồn thức ăn cho các loài móng guốc.
+ Trồng rừng tạo nguồn thức ăn cho thú nuôi nhốt
 Trong rung
 
3.3. Chương trình nghiên cứu khoa học bảo tồn và phát triển.
 
* Nghiên cứu cơ bản.
+ Nghiên cứu hệ sinh thái, thảm thực vật, các loài quý hiếm.
+ Nghiên cứu, đánh giá khu hệ động vật.
+ Nghiên cứu, đề xuất hồ sông Mực thành khu Ramsar
+ Xây dựng ÔĐV quan trắc và theo dõi diễn thế rừng.
 
 
  
* Nghiên cứu ứng dụng.
+ Nghiên cứu và phát triển các loài quý như: Lan hài, Lan quế, Địa lan, Tuế, Rau sắng,  cây dược liệu.
+ Nghiên cứu nhân nuôi sinh sản một số loài động vật có giá trị kinh tế cao.
+ Nghiên cứu, xây dựng quy trình phát triển một số loài cây gỗ quý.
Cay thuocCay giong Lim xanh 
  
* Nghiên cứu cứu hộ
+ Nghiên cứu về cứu hộ thú linh trưởng
+ Quy hoạch đồng cỏ cho các loài động vật ăn cỏ
+ Xây dựng trung tâm cứu hộ
+ Nuôi bán hoang dã một số cá thể Hổ, Vượn đen má trắng
+ Liên kết hành lang ĐDSH
 
  
3.3.2. Giải pháp
+ Hợp tác nghiên cứu cơ bản khu hệ
+ Nghiên cứu cứu hộ và phát triển ĐVHD, đặc biệt là những loài có nguy cơ tuyệt chủng
+ Theo dõi, đánh giá diễn biến ĐDSH
+ Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường
+ Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nuôi một số loài động vật có giá trị kinh tế cao
 Chim cong
 
3.4. Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực
 
3.4.1. Nội dung
+ Đào tạo cán bộ
+ Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ 
+ Đào tạo kỹ năng làm việc, sử dụng trang thiết bị
+ Thăm quan học tập
+ Rèn luyện nghiệp vụ, thể chất
+ Đào tạo chuyên sâu về công tác nghiên cứu khoa học
+ Đẩy mạnh chuyển giao khoa học, công nghệ
 
Daof taoj nhan lucCham soc DV 
  
3.4.2. Giải pháp
+ Đào tạo nguồn cán bộ quản lý
+ Đào tạo cán bộ nghiên cứu sau đại học
+ Đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch
+ Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và rèn luyện thể chất cho lực
   lượng kiểm lâm
+ Tham quan, học tập kinh nghiệm tại các Vườn quốc gia
+ Tăng cường hợp tác đào tạo
 Gai phap GDMT 1
 
3.5. Chương trình giáo dục môi trường và bảo tồn ĐDSH
 
3.5.1. Nội dung
+ Đào tạo cộng tác viên địa phương  tuyên truyền bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ý thức bảo vệ thiên nhiên trong các trường học phổ thông thuộc vùng đệm
+ Tổ chức hội thảo về bảo vệ môi trường thiên nhiên theo định kỳ
+ In ấn tờ rơi tuyên truyền phát cho cộng đồng và du khách 
+ Xây dựng biển báo diễn giãi về môi trường. 
GDMT 2 
  
3.5.2. Giải pháp
+ Liên kết với các tổ chức, trường Đại học trong và ngoài nước thực hiện các chương trình GD- ĐT, nâng cấp trang thiết bị
+ Phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học tổ chức giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức
+ Đào tạo cộng tác viên bảo tồn thiên nhiên
+ Xây dựng biển báo diễn giãi về môi trường
 Giai phap GDMT 2
 
3.6. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội
 
3.6.1. Nội dung
* Đối với vùng đệm
+ Hỗ trợ dịch vụ khoa học phát triển kinh tế.
+ Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng.
+ Hỗ trợ một số hộ di dân tái định cư 
+ Đề xuất chính sách chia sẽ lợi ích về tài nguyên
 
 Chuye giao KT
  
* Đối với dân cư trong vùng lõi
+ Xây dựng làng làng du lịch sinh thái
+ Quy hoạch, giao đất để ổn định sản xuất theo quy định
+ Phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, vận động sinh đẻ có kế hoạch giảm tăng dân số vùng lõi
3.6.2. Giải pháp
+ Đề xuất xây dựng phân khu đa chức năng
+ Xây dựng chương trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài hỗ trợ người dân phát triển kinh tế.
+ Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình đã thực hiện có hiệu quả
+ Phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xây dựng cơ sỏ hạ tầng.
 Giai phap PTKT 2
 
3.7. Chương trình phát triển du lịch sinh thái
 
3.7.1. Nội dung
+ Đa dạng hoá các sản phẩm
+ Hoàn thiện hệ thống nhà nghỉ, trang thiết bị
+ Tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị về DLST
+ Gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và du lịch tạo các sản phẩm phục vụ du lịch
 
3.7.2. Giải pháp
+ Xây dựng các chương trình thu hút vốn đầu tư
+ Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển cho từng giai đoạn
+ Thực hiện Đề án cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái  
+ Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Giai phap DLST 
 
3.8. Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
3.8.1. Nội dung
* Xây dựng cơ sở hạ tầng:
          Nâng cấp trụ sở làm việc, nhà chuyên gia, đường nội bộ, Trạm bảo vệ rừng, đường tuần tra, hệ thống mốc giới, khu cứu hộ động vật, Vườn ươm, nhà giáo dục môi trường, nhà bảo tàng...
Giai phap CSHT
* Mua sắm trang thiết bị:
          Thiết bị điện năng lượng mặt trời, trang thiết bị nghiên cứu, BVR,  Phương tiện vận chuyển, thiết bị văn phòng...
3.8.2. Giải pháp
+ Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển cho từng giai đoạn trình UBND tỉnh phê duyệt;
+ Xây dựng các chương trình dự án để kêu gọi và thu hút đầu tư từ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và cá nhân.
IV. HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC
* Hiệu quả về bảo tồn thiên nhiên
          Bảo vệ và gìn giữ được mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng núi đất đai thấp, đặc trưng ở khu vực Bắc Trung Bộ.
+ Hiệu quả về kinh tế - xã hội
          + Giải quyết việc làm cho nhiều lao đồng dư thừa trong vùng.
          + Một bộ phận người dân sống trong VQG Bến En được sự hỗ trợ của Nhà nước thoát nghèo.
          + Xây dựng làng văn hóa, phát triển du lịch sinh thái, các hoạt động xã hội góp phần phát triển dân trí, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương.
* Hiệu quả về môi trường
          + Độ che phủ rừng Bến En hiện nay là 76%, dự kiến đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt trên 80%.
          + Đảm bảo nguồn nước phục vụ cho hoạt động du lịch và cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất nông nghiệp.
* Hiệu quả về nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái
          + Vườn quốc gia Bến En là hiện trường tốt cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan học tập của HS, SV.
          + Hệ thống nhà bảo tàng động, thực vật, vườn thực vật, khu nuôi thả thú bán hoang dã, trung tâm cứu hộ động vật ... Bến En sẽ là trung tâm để tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học.
Phần IV
 NHU CẦU KINH PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
 
 
* Nhu cầu vốn và tiến độ
+ Năm 2011:                     16,27 tỷ
+ Năm 2012:                     55,45 tỷ
+ Năm 2013:                     61,40 tỷ
+ Năm 2014:                     54,45 tỷ
+ Năm 2015:                     47,25 tỷ
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 180,2 tỷ
+ Giai đoạn 2021 - 2030: 648,0 tỷ
 
 
* Nguồn vốn đầu tư
+ Ngân sách nhà nước 
+ Các các tổ chức
+ Nguồn thu từ hoạt động cho thuê môi trường rừng.
+ Nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái.
 
 
Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
+ Ban giám đốc: Định hướng kế hoạch thực hiện, quán triệt đường lối và chỉ đạo chung
+ Phòng KHKT, Phòng HCTH, Ban DLST, Hạt Kiểm lâm: Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc, tổ chức thực hiện các chương trình theo chức năng nhiệm vụ được giao. Những lĩnh vực có liên quan phối hợp thực.