Bản đồ

Hôm nay:
40
Tất cả:
166547

Trang chủ / Hoạt động bảo tồn

Kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo giống loài Chè vằng

​Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume) còn có tên gọi khác là Vằng, Chè cước nam, Cây dâm trắng, Dây cẩm văn, thuộc họ Nhài (Oleaceae). Là cây bụi leo thân cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao 11,5m và vươn dài tới 20m, thân và cành đều nhẵn. Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, mép nguyên, có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm. Khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc. Mùa hoa từ tháng 5 – tháng 7, quả chín từ tháng 7 – 11 hằng năm. Chè vằng thường mọc hoang ở khắp nơi, là loài ưa sáng, ưa ẩm, có thể chịu bóng nhẹ, dây leo cuốn vươn cao, sống nhiều năm, mọc thành bụi ở bờ rào hay bám vào các cây lớn.

TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO

​Nằm cách thành phố Thanh Hoá 45 km về phía Tây Nam, Vườn quốc gia Bến En thuộc khu vực chuyển tiếp từ vùng núi Tây Bắc vào Bắc Trường Sơn, đồng thời cũng là nơi chuyển tiếp của đồng bằng ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh. Với sự đan xen của nhiều kiểu địa hình: núi đất đai thấp xen lẫn núi đá vôi và hệ thống sông, hồ, đã hình thành nên khu hệ động - thực vật đa dạng và phong phú. Theo kết quả điều tra cơ bản (1999 – 2000) Vườn quốc gia Bến En có 1.389 loài thực vật và 1.004 loài động vật.

Chiến lược bảo tồn Vườn Quốc gia Bến En

​Bảo tồn nguyên vẹn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có trong Vườn là nhiệm vụ sống còn của VQG Bến En trong thời đại mới. Cùng với Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá,VQG Bến En đã xây dựng “Chiến Lược Bảo tồn giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030” nhằm mục tiêu bảo vệ toàn vẹn nguồn tài nguyên rừng hiện có trong phạm vi ranh giới được giao; bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng, những giá trị khoa học của hệ sinh thái và những cảnh quan thiên nhiên trong phạm vi Vườn quốc gia.